Đến Thung Nham trải nghiệm sinh thái '3 trong 1'
Theo Hội đồng phim Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the Lost chỉ có được 336.348 lượt khán giả (dữ liệu được tính đến ngày 7.1) trong tuần đầu tiên ra mắt. Tác phẩm đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé xứ kim chi, xếp dưới Harbin và Firefighters, trong khi hai bộ phim này đã công chiếu từ trước. Dựa trên tình hình hiện tại, nhà sản xuất Bogota: City of the Lost đối mặt với nguy cơ bị thua lỗ nặng nề. Bởi phim có điểm hòa vốn là 3 triệu lượt khán giả.Bogota: City of the Lost lấy bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tàn phá nền kinh tế Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990. Phim kể về Guk Hee (Song Joong Ki đóng), một người đàn ông sau cuộc khủng hoảng đã đến Bogota (thủ đô của Colombia) với những hy vọng mới.Để tồn tại ở đất nước xa lạ này, Guk Hee làm việc chăm chỉ cho ông Park (Kwon Hae Hyo), một nhân vật chủ chốt của cộng đồng người Hàn Quốc ở Bogota. Trong một lần buôn lậu cho ông Park, Guk Hee bất chấp liều mạng. Điều này cũng khiến anh gặp rắc rối với nhân viên hải quan Soo Young (Lee Hee Jun).Đứa con tinh thần của đạo diễn Kim Seong Je bấm máy vào cuối năm 2019 - đầu năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, công tác sản xuất không ít lần phải trì hoãn, dẫn đến tình cảnh phim "đắp chiếu" suốt gần 4 năm, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế lẫn công sức của ê kíp. Cuối cùng, Bogota: City of the Lost cũng được đến với khán giả từ ngày 31.12, nhưng không đạt được thành tích khả quan. Ngoài tình hình doanh thu phòng vé ảm đạm, chất lượng Bogota: City of the Lost chịu nhiều chỉ trích. Phim bị chê có kịch bản rời rạc, lê thê, đặt ra rất nhiều vấn đề nhưng không giải quyết tới nơi tới chốn, không mang lại sự hồi hộp nào… Riêng Song Joong Ki cũng hứng "gạch đá" là gượng ép, một màu. Đặc biệt, đây là lần thứ hai liên tiếp Song Joong Ki thất bại trên màn ảnh rộng. Trước đó, Đường cùng (Hopeless) có sự tham gia của anh cũng chỉ thu hút được 260.000 lượt người xem đến rạp khi chiếu vào tháng 10.2023. Những con số đáng thất vọng trên đã dấy lên cuộc thảo luận xoay quanh phong độ của Song Joong Ki tại lĩnh vực điện ảnh. Nhiều cư dân mạng Hàn Quốc nhận định một trong những nguyên nhân khiến sự nghiệp của ngôi sao Hàn 40 tuổi này đi xuống là do liên tục chọn dự án điện ảnh có nội dung nhàm chán, kén khán giả. "Phim điện ảnh có Song Joong Ki thường buồn tẻ lắm", một bình luận gây chú ý.Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng diễn xuất của sao phim Hậu duệ mặt trời ngày càng kém: "Tôi không còn kỳ vọng gì vào Song Joong Ki nữa. Kỹ năng diễn xuất của anh ấy đã giảm sút rồi", "Thành thật mà nói thì nghe tên Song Joong Ki khiến tôi càng không hứng thú vào bộ phim đó", "Diễn xuất của cậu ta tệ quá", "Tôi thậm chí còn không còn tò mò về cách Song Joong Ki sẽ thể hiện một vai diễn nữa. Bất kể anh ấy làm gì đều cảm giác như luôn đóng cùng một dạng nhân vật vậy"… Số khác cho rằng Song Joong Ki chỉ hợp với phim truyền hình. Trong khi đó, không ít khán giả lại cho rằng đây chỉ là những bước thụt lùi tạm thời của Song Joong Ki vì "không có bất kỳ diễn viên nào luôn luôn thành công cả. Rồi sau này anh ấy sẽ lại có một dự án ăn khách mà thôi".Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH
Theo báo cáo thị trường 2024 của CBRE, trong năm qua, Hà Nội đón nhận hơn 6.300 sản phẩm nhà phố, biệt thự, tăng gấp đôi so với 2023. Trái ngược với đà tăng trưởng của Hà Nội, nguồn cung thấp tầng năm 2024 của TP.HCM chỉ hơn 230 căn, tăng gấp 8 lần so với 2023 nhưng chỉ bằng 10-20% trong giai đoạn 2016-2022. Giá bán tiếp tục neo cao ở cả hai thị trường trọng điểm. Tại Hà Nội, giá sơ cấp biệt thự, nhà phố đạt khoảng 220 triệu/m2, tăng 20% so với 2023. Tại TP.HCM, giá sơ cấp sản phẩm thấp tầng đạt trung bình 310 triệu/m2, tăng 13% theo năm. Chuyên gia từ batdongsan.com.vn nhận định, nếu năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là "ngôi sao" thì 2025, vị trí này sẽ thuộc về phân khúc thấp tầng. Cụ thể, từ quý I đến quý IV/2024, đây là thời điểm đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, động thái thăm dò dần xuất hiện trở lại, sự ưu tiên xoay quanh phân khúc ở thực, pháp lý bảo đảm. Do đó, phân khúc chung cư được quan tâm. Bước sang quý IV/2024 đến quý II/2025, thị trường vào giai đoạn củng cố, nhà đầu tư yên tâm với triển vọng phát triển của ngành địa ốc. Nhu cầu sẽ dịch chuyển về các phân khúc có tiềm năng tăng trưởng bền vững như biệt thự, nhà phố, đất nền. Một trong những động thái nổi bật của nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ mới đó chính là chuyển hướng dòng tiền sang những khu vực đang phát triển, hạ tầng không ngừng hoàn thiện, thay vì tập trung vào khu vực trung tâm như những chu kỳ trước. Đây được xem là xu hướng tất yếu khi quỹ đất nội đô đã dần trở nên cạn kiệt, giá nhà neo cao, thậm chí vượt xa giá trị thực. Trong bối cảnh đó, các khu đô thị vệ tinh quy mô lớn, quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối thuận lợi… đang tạo nên làn sóng mới. Đơn cử tại khu vực phía Nam, từ năm 2021 đến nay, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đang dần tăng cao cả về nguồn cung và lượng giao dịch nhà liền thổ. Đáng chú ý, cùng với những chuyển động tích cực của các công trình giao thông kết nối toàn bộ vùng Đông và Tây Nam Bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội, bất động sản vệ tinh hưởng lợi lớn. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam ước tính, giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.Dấu ấn nổi bật trong bản đồ bất động sản vệ tinh phía Nam phải kể đến khu đô thị tích hợp Waterpoint, do Nam Long và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) phát triển. Khu đô thị có quy mô lên đến 355ha, tọa lạc ngay điểm giao đầu tiên giữa Long An và TP.HCM, cách trung tâm Quận 1 chỉ hơn 30 phút di chuyển. Dự án được bao bọc bởi 5,8km đường sông Vàm Cỏ Đông, mang đến những giá trị hiếm có về tầm nhìn và cảnh quan, môi trường sống khi quỹ đất ven sông đang ngày càng đắt đỏ.Yếu tố tiếp theo tạo giá trị khác biệt cho Waterpoint là hệ sinh thái tiện ích đa dạng, "tất cả trong một" giao hòa cùng thiên nhiên sinh thái, đáp ứng trọn nhu cầu sống - học tập - làm việc - mua sắm - giải trí. Hàng loạt tiện ích đẳng cấp như tổ hợp thể dục thể thao và sự kiện rộng 3ha, đường đạp xe, đường chạy bộ, trường song ngữ quốc tế, siêu thị thực phẩm, phòng khám đa khoa, làng văn hóa Việt - Nhật... đã đi vào vận hành, gia tăng giá trị trải nghiệm và giá trị bất động sản bên trong khu đô thị.Thời gian qua, Waterpoint cũng dần trở thành điểm đến hút khách của các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí. Mới đây nhất, chương trình Xúc tiến thương mại Xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Long An và các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh cũng đã diễn ra tại Waterpoint. Đây là minh chứng cho sức sống của một đại đô thị được quy hoạch, phát triển bài bản, góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo, tầm vóc khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu an cư với chất lượng sống cao, thu hút cư dân về ở và tạo giá trị gia tăng bền vững. Động lực quan trọng tạo đà tăng trưởng cho các dự án đô thị vệ tinh phía Nam nói chung và Waterpoint nói riêng còn đến từ hệ thống giao thông liên vùng đang được xúc tiến triển khai. Tuyến Vành đai 3 dự kiến thông xe từng đoạn trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026; cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến mở rộng từ 6-8 làn xe trong quý II/2025; cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đầu tuyến qua Long An và cuối tuyến ở Đồng Nai sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2025… giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, kết nối linh hoạt đô thị vệ tinh với đô thị hạt nhân, đón đầu làn sóng di cư từ khu vực nội đô ra vùng phụ cận.Với giới đầu tư thông thái luôn nhìn thấy cơ hội trong tương lai, sản phẩm biệt thự, nhà phố nằm trong hệ sinh thái dịch vụ, tiện ích không ngừng hoàn thiện không chỉ mang đến môi trường sống cao cấp, chất lượng mà còn sở hữu kênh tích sản tiềm năng. Đó cũng là lý do tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh đắt giá nhất Waterpoint thuộc compound phong cách Nhật The Aqua nằm bên Vịnh cảng nước ngọt 8,6ha và compound Park Village - "ngôi làng châu Âu" giữa phân khu Central Park.
Mua xe mới, sử dụng biển số cũ có phải đóng phí biển số 20 triệu đồng?
Tại hội nghị tổng kết Bộ TT-TT sáng nay 29.12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sau khi hợp nhất sẽ mang tên Bộ KH-CN và TT.Bộ KH-CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Còn Bộ TT-TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số là công nghệ cốt lõi, nền tảng cho các ngành, các lĩnh vực khác và cũng là các công nghệ năng động quan trọng nhất hiện nay. Theo Bộ trưởng Hùng, tên của Bộ TT-TT thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy cả 2 bộ đều có chữ công nghệ nên đã cắt đi chữ công nghệ và tên Bộ trở thành Bộ TT-TT. Công nghệ chính là điểm chung tạo ra hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của 2 bộ. Chữ "truyền thông" trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 2 nghĩa: viễn thông và media tức là các phương tiện truyền thông như: báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội.Người đứng đầu Bộ TT-TT lý giải thêm, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ KH-CN và TT, vừa bao quát hết lĩnh vực của 2 bộ, vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai bộ là công nghệ. "Trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ số thuộc quản lý của Bộ TT-TT từ nay sẽ tiếp cận được nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH-CN, làm cho khoa học, công nghệ gần với doanh nghiệp; đồng thời đưa nhanh hơn, kết quả nghiên cứu KH-CN, các sản phẩm phục vụ cuộc sống", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 - Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn, có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này lại cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Bộ mới hợp nhất là Bộ KH-CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Nghị quyết 57 xác định bộ ba: KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giá các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa làm chủ tiến trình công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ nay, chuyển đổi số đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân."Chuyển đổi số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước XHCN phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam mới tròn 100 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên chuyên san Food Research International, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chiên, xào tỏi và hành tây trong nhiệt độ cao với dầu thực vật có thể tạo ra a xít béo chuyển hóa (TFA). Đây là loại chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch, theo trang tin sức khỏe Medical Xpress (Mỹ).A xít béo chuyển hóa là loại chất béo có thể tích tụ dọc theo thành động mạch, làm hạn chế lưu thông máu và tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim. Loại chất béo này thường có nhiều trong thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn.Một ví dụ thường thấy là a xít béo không bão hòa (UFA) được coi là loại chất béo lành mạnh, có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh, trái bơ, hạnh nhân, óc chó và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu. Thế nhưng, nếu chế biến với nhiệt độ quá cao thì loại chất béo có lợi này sẽ chuyển đổi thành chất béo có hại là a xít béo chuyển hóa.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học muốn kiểm tra liệu các hợp chất chứa lưu huỳnh như isothiocyanates và polysulfides trong tỏi, hành tây, bắp cải, bông cải xanh và cải ngựa có ảnh hưởng đến a xít béo không bão hòa trong dầu đậu nành và ô liu hay không.Nhóm khoa học phát hiện khi nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trên 140 độ C, thì các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi và hành tây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình biến đổi đồng phân trans. Đây là quá trình làm biến đổi a xít béo không bão hòa (UFA), một loại chất béo có lợi trong dầu đậu nành và dầu ô liu, thành a xít béo chuyển hóa có hại. Trong khi đó, nếu chế biến ở nhiệt độ vừa phải thì chỉ một lượng nhỏ a xít béo chuyển hóa được tạo ra.Do đó, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo mọi người khi chế biến tỏi và hành tây có thể dùng dầu thực vật nhưng không nên để nóng quá 140 độ C. Nếu cần chế biến ở nhiệt độ cao thì hãy thay thế bằng dầu bơ hoặc dầu dừa. Quá trình biến đổi đồng phân trans của các loại dầu này ít hơn so với dầu đậu nành hay ô liu, nhờ đó ít tạo ra a xít béo chuyển hóa, theo Medical Xpress.
Công ty quản lý BTS xin lỗi vì đưa giọng kẻ thảm sát vào album của Suga
Chính sách giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024 tạo nên nhiều thay đổi trên thị trường ô tô Việt Nam. Nhiều mẫu mã tiếp tục được nhà sản xuất phân phối áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá… tuy nhiên khi không còn sự "trợ lực" từ chính sách, doanh số bán theo đó cũng sụt giảm. Trong đó, Toyota Vios - mẫu xe được ví như "gà đẻ trứng vàng" của Toyota là một ví dụ điển hình.3 tháng trước đây, khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP, Toyota Vios với việc được Toyota triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách mua xe, là một trong những mẫu ô tô thuộc diện hưởng ưu đãi kép trên thị trường. Việc không phải mất tiền đóng lệ phí trước bạ khi có sự hỗ trợ từ chính sách cùng chương trình khuyến mãi từ nhà sản xuất đã thu hút khách hàng xuống tiền chọn Toyota Vios. Chính vì vậy, từ tháng 9 - 11.2024, doanh số bán mẫu xe này liên tục tăng trưởng. Trong đó, với hơn 2.000 xe đến tay khách hàng trong tháng 11.2024, Toyota Vios vươn lên dẫn đầu phân khúc sedan hạng B đồng thời cải thiện vị trí trong top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam.Bước sang tháng 12.2024 - thời điểm Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực, Vios dù vẫn được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi 50% lệ phí trước bạ vẫn mất dần sức hút. Số liệu bán hàng trong tháng 12.2024 được Toyota Việt Nam (TMV) công bố mới đây cho thấy, lượng tiêu thụ Toyota Vios chỉ đạt 1.504 xe, giảm hơn 630 xe, tương đương gần 30% so với tháng trước đó. Không chỉ Toyota Vios, một số mẫu xe lắp ráp trong nước của Toyota như Veloz Cross, Avanza Premio cũng ghi nhận doanh số sụt giảm so với tháng trước đó. Cụ thể, lượng tiêu thụ Veloz Cross trong tháng 12.2024 đạt 916 xe, giảm 230 xe so với tháng 11.2024. Sự sụt giảm của những dòng xe chủ lực như Toyota Vios, Veloz Cross… khiến Toyota không còn giữ được đà tăng trưởng doanh số, dù thực tế một số mẫu mã khác như Toyota Yaris Cross, Innova Cross vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của những mẫu xe này không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của Toyota Vios, Veloz Cross trong tháng 12.2024. Đây chính là lý do Toyota khép lại tháng bán hàng cuối năm 2024 với 8.642 xe, giảm 51 xe so với tháng 11.2024.Toyota cũng khép lại năm 2024 với 66.576 xe, tăng gần 9.200 xe so với năm 2023, qua đó vẫn góp mặt ở top đầu những thương hiệu ô tô bán chạy nhất Việt Nam.